Sự ra đi đột ngột của nghệ sĩ Chí Tài do đột quỵ để lại sự bàng hoàng và tiếc thương cho rất nhiều người hâm mộ danh hài đồng thời cũng cho thấy sự nguy hiểm đột quỵ - tình trang bệnh lý có xu hướng ngày càng tăng tại Việt Nam với hơn 200.000 ca mắc mới hàng năm, tỷ lệ tử vong và di chứng rất cao. Đức Nguyên xin chia sẻ những hiểu biết cơ bản về đột quỵ với bạn đọc để quý bạn nâng cao ý thức phòng ngừa tình trạng bệnh lý nguy hiểm này.

Đột quỵ  là gì?

Đột quỵ xảy ra khi một cục máu đông hoặc một mạch máu trong não bị rách dẫn đến tình trạng thiếu máu đến một phần của não. Tổn thương phần não đó do thiếu máu và oxy có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng khác nhau của đột quỵ, chẳng hạn như xệ mặt, tê và liệt.

 

 

Mặc dù bất kỳ ai cũng có thể bị đột quỵ, nhưng nguy cơ sẽ tăng lên nếu bạn là nam, trên 65 tuổi hoặc mắc một trong các bệnh sau: huyết áp cao, cholesterol cao, bệnh tim hoặc tiểu đường.Thừa cân, hút thuốc, lạm dụng ma túy hoặc rượu và uống thuốc tránh thai cũng làm tăng nguy cơ.

Các dấu hiệu sớm cần nghĩ đến đột quỵ ?

Các dấu hiệu và triệu chứng, phụ thuộc vào kích thước và vị trí của vùng não bị tổn thương, thường xảy ra đột ngột và có thể bao gồm một hoặc vài triệu chứng sau:

 

  • Tê hoặc yếu mặt, cánh tay hoặc chân ở một bên của cơ thể
  • Nhầm lẫn, khó nói hoặc hiểu
  • Có vấn đề về nhình ở một hoặc cả hai mắt
  • Khó đi lại, chóng mặt, mất thăng bằng hoặc phối hợp
  • Nhức đầu dữ dội không rõ nguyên nhân.

Nếu bạn hoặc người thân quen gặp bất kỳ vấn đề nào trong các triệu chứng kể trên, hãy gọi cấp cứu đưa vào bệnh viện ngay. Bệnh nhân đột quỵ càng được điều trị sớm bao nhiêu thì cơ hội phục hồi càng lớn bấy nhiêu.
 


Nếu bạn hoặc người thân có các triệu chứng đột quỵ biến mất sau vài giây hoặc vài phút, có thể đã bị đột quỵ (còn gọi là tai biến mạch não thoáng qua). Nên đến khám tại cơ sở y tế càng sớm càng tốt để tìm nguyên nhân và dự phòng cơn đột quỵ nặng hơn sẽ xảy ra.

Điều trị đột quỵ như thế nào ?

Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng của bệnh nhân và thời điểm xuất hiên các triêu chứng đó. Bệnh nhân sẽ được làm một số thăm dò để xác định xem đột quỵ là do cục máu đông (loại đột quỵ phổ biến hơn) hay do chảy máu trong não (xuất huyết não). Các thăm dò này có thể bao gồm chụp cắt lớp vi tính (CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI) sọ não. Bác sĩ cũng sẽ lấy xét nghiệm máu của bệnh nhân để tìm các vấn đề khác và đo điện não đồ (EEG), ghi lại hoạt động điện của não và cho biết vị trí tổn thương.

 


 
Nếu đột quỵ do cục máu đông gây nên và bệnh nhân đến bệnh viện trong vòng 3 giờ kể từ khi các triệu chứng bắt đầu, người bệnh có thể được điều trị bằng thuốc làm tan cục máu đông và một loại thuốc khác để làm loãng máu và ngăn ngừa cục máu đông mới. Nhưng những loại thuốc này sẽ không được sử dụng nếu đột quỵ của bạn là do chảy máu trong não - loại đột quỵ có thể phải phẫu thuật khẩn cấp.

Chăm sóc sau đột quỵ ?

Bệnh nhân có thể được tập phục hồi chức năng với nhân viên vật lý trị liệu.Tùy thuộc vào mức độ nặng của cơn đột quỵ, mức độ hồi phục nhanh chóng và mức độ hỗ trợ tại nhà sẵn có, bệnh nhân có thể được xuất viện trong vòng 3 đến 5 ngày hoặc lâu hơn. Việc chăm sóc bệnh nhân sau đột quy tại nhà rất quan trọng để hạn chế các biến chứng sớm, phục hồi sớm chức năng cho người bệnh, hạn chế các di chứng lâu dài. Việc này được thực hiện tốt nhất nếu có sự hỗ trợ của đội ngũ nhân viên y tế có kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe tại nhà. Quý vị cần hỗ trợ về chăm sóc bệnh nhân đột quỵ tại nhà có thể liên hệ với Đức Nguyên qua hotline 0981.939.115 để được tư vấn.

 


Có thể làm gì để ngăn ngừa đột quỵ ?

Nếu bác sĩ của bạn đã kê đơn thuốc cho bệnh cao huyết áp, hãy dùng thuốc theo chỉ dẫn. Giảm cân nếu thừa cân, tập thể dục thường xuyên và ăn một chế độ ăn uống cân bằng, ít chất béo, cholesterol, đường và muối. Bỏ thuốc lá và không uống rượu quá mức. Nếu bạn bị tiểu đường, hãy kiểm soát tốt lượng đường trong máu.

 

ĐỨC NGUYÊN